Chi tiết bài viết - Sở giáo dục và đào tạo

Liên kết Website
Bản đồ vị trí
13/09/2022 | 09:23
A- A A+ |    

Hội nghị tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra năm học 2022-2023

Ngày 09/9/2022, tại Trường Đại học Duy Tân-thành phố Đà Nẵng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra năm học 2022-2023.

Đến dự và chỉ đạo Hội nghị có ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; ông Nguyễn Đức Cường - Chánh thanh tra Bộ GD&ĐT cùng đại diện Lãnh đạo Sở, Thanh tra Sở của 63 Sở GD&ĐT trên cả nước.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng ghi nhận những nỗ lực của đội ngũ thanh tra đã đóng góp vào thành tích chung của ngành Giáo dục để có một năm học 2021 - 2022 nhiều thành công. Mặc dù trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, có lúc các cơ sở giáo dục không thể dạy - học trực tiếp, nhưng khi học sinh đến trường trở lại thì hoạt động về thanh tra, kiểm tra, từ hoạt động thường xuyên cho đến chuyên đề, các kỳ kiểm tra, thanh tra thi được thực hiện bài bản, nề nếp góp phần làm nên một năm học thành công, với kết quả đáng ghi nhận.

 Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh những nội dung mà công tác thanh tra trong năm học 2022-2023 cần tập trung như sau:

 

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu khai mạc, chỉ đạo tại Hội nghị

- Các Sở và các cơ sở giáo dục cần ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn để tổ chức và thực hiện công tác chuyên môn các văn bản hướng dẫn phải chính xác, tường minh.

- Việc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra là việc thực thi pháp luật thì phải nghiêm minh, công khai, minh bạch và không có vùng cấm.

- Xử lý và xử phạt chỉ mang tính răn đe và phải đúng quy định của pháp luật.

- Phải đổi mới cách nhìn, đổi mới ngay từ trong nội bộ thanh tra, đổi mới từ những người chỉ đạo công tác thanh tra. Bên cạnh đó, cần tăng cường nâng cao năng lực về pháp luật và xử lý những mâu thuẫn trong công tác phối hợp.

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Đức Cường - Chánh thanh tra Bộ GD&ĐT đã nêu lên một số kết quả đạt được trong năm học 2021-2022:

 

Ông Nguyễn Đức Cường - Chánh thanh tra Bộ GD&ĐT báo cáo tại Hội nghị

- Các Sở GD&ĐT đã quán triệt các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GD&ĐT về công tác thanh tra, kiểm tra; nâng cao nhận thức về hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo cho cán bộ giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh.

- Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung những vấn đề bức xúc trong dư luận xã hội.

-  Lực lượng cán bộ thanh tra Sở, cộng tác viên thanh tra giáo dục cơ bản đáp ứng yêu cầu của ngành, được bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra bảo đảm chuẩn hóa chuyên môn nghiệp vụ theo quy định.

- Các Sở GDĐT đã phối hợp với Thanh tra tỉnh trong xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm học, tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra năm học 2021-2022, đặc biệt là phối hợp tổ chức thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đúng quy định và hướng dẫn của Bộ.

- Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và xử lý vi phạm, kịp thời kiến nghị điều chỉnh các văn bản quản lý, góp phần giữ gìn kỷ cương, nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn ngành.

- Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được quan tâm giải quyết đúng quy định.

Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một số hạn chế như:

- Có 34/63 Sở GDĐT chưa bố trí đủ 05 công chức làm công tác thanh tra theo quy định của Chính Phủ. Có 09 Sở GDĐT chưa bổ nhiệm Chánh thanh tra Sở, 49 cán bộ  thanh tra Sở chưa bổ nhiệm vào ngạch thanh tra. Một số Sở GDĐT chưa kịp thời đào tạo, bồi dưỡng và chuyển ngạch cho công chức làm công tác thanh tra của Sở, chưa quan tâm, bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn môm nghiệp vụ cho đội ngũ cộng tác viên thanh tra. Đến tháng 8 năm 2022 có 13 Sở chưa bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và công nhận cộng tác viên thanh tra theo quy định.

- Kế hoạch thanh tra của một số Sở GD&ĐT chưa tập trung các nhiệm vụ trọng tâm, chưa lựa chọn đúng những vấn đề bức xúc trong dự luận xã hội quan tâm; chưa tập trung thực hiện thanh tra, kiểm tra liên kết đào tạo; chưa kịp thời điều chỉnh kế hoạch thanh tra năm học khi có dịch bệnh COVID-19.

- Năm học 2021-2022, vì nhiều lý do khách quan khác nhau, trong đó dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nên một số Sở GDĐT chưa thực hiện việc thanh tra, kiểm tra chuyên đề trách nhiệm của các đơn vị quản lý nhà nước và cơ sở giáo dục trong việc lựa chọn sách giáo khoa, chưa thật sự bám sát nhiệm vụ trọng tâm được nêu tại các Chỉ thị của Bộ Trưởng Bộ GDĐT, các hướng dẫn về công tác thanh tra, kiểm tra năm học./.

Một số nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2022-2023:

- Tiếp tục kiện toàn tổ chức, Đội ngũ Thanh tra Sở, cộng tác viên thanh tra giáo dục, bố trí đủ cán bộ Thanh tra Sở GDĐT theo quy định tại nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2022 của Chính Phủ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, bổ nhiệm ngạch thanh tra, công nhận công tác viên thanh tra giáo dục theo quy định.

- Hướng dẫn công tác kiểm tra nội bộ; xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo quy định và hướng dẫn của Bộ  GDĐT.

- Thường xuyên rà soát, cập nhật thông tin phản ánh dư luận, phương tiện thông tin đại chúng về các tiêu cực, sai phạm trong giáo dục và đào tạo; kịp thời tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất và xử lý sai phạm (nếu có) theo quy định.

-Thanh tra kiểm tra việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tập trung và các nội dung (đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; lựa chọn sách giáo khoa; các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu); dạy thêm, học thêm; thu chi đầu năm học, tiếp nhận tài trợ, xã hội háo giáo dục, các khoản kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh; tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục mầm non trong điều kiện mới, đặc biệt là nhóm lớp, nhóm trẻ; trách nhiệm quản lý của người đứng đầu; thực hiện chỉ tiêu biên chế, số lượng và việc quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên trong các cơ sở giáo dục theo quy định; quy hoạch, sắp xếp lại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn; thực hiện chính sách pháp luật về giáo dục nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật. 

-Thực hiện xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ quan tổ chức và cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục theo quy định tại Nghị định số 04 /2021/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan.

- Thực hiện theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra và xử lý sau thanh tra theo quy định của Nghị định số 13/2015./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 151
Tháng 03 : 110.268
Tháng trước : 94.579
Năm 2022 : 557.709