Chi tiết bài viết - Sở giáo dục và đào tạo

Liên kết Website
Bản đồ vị trí
21/07/2020 | 15:03
A- A A+ |    

TRƯỜNG MẦM NON VĨNH TRƯỜNG, HUYỆN GIO LINH - ĐƠN VỊ CÓ NHIỀU THÀNH TÍCH TRONG VIỆC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ MẦM NON NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ”

Trường Mầm non Vĩnh Trường xã Linh Trường thuộc miền Tây của huyện Gio Linh, nơi đây tập trung đồng bào dân tộc thiểu số Bru Vân Kiều sinh sống, làm ăn. Vì thế số trẻ đến học tại trường chủ yếu người dân tộc Bru-Vân Kiều và một số em người Kinh. Với độ tuổi mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) trẻ chủ yếu nói tiếng mẹ đẻ nên việc học tiếng việt của trẻ ở trường là một vấn đề khó khăn rất lớn. Do đó việc tập trung đầu tư dạy tiếng Việt cho trẻ DTTS giúp các em có kỹ năng cơ bản để sử dụng tiếng Việt, nhằm hoàn thành chương trình giáo dục mầm non là một một vấn đề cần thiết. Từ đó, việc tăng cường tiếng việt sẽ tạo tiền đề cho việc học tập và lĩnh hội kiến thức sau này của bậc tiểu học và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS.

Được sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị, hướng dẫn sát sao của phòng Giáo dục Gio Linh, Trường Mầm non Vĩnh Trường đã có nhiều giải pháp để thực hiện việc “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ người dân tộc thiểu số” và đã thu được những kết quả nhất định.

Được những thành quả trên là nhờ sự nhiệt huyết của các cô giáo trong toàn trường. Các cô có nhận thức tốt về việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ DTTS chính là tiền đề tốt cho trẻ sau này.Việc xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ là rất thiết thực và có hiệu quả. Trong những năm học gần đây, để thực hiện tốt mục tiêu đó, từ đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường đã triển khai cho giáo viên xây dựng môi trường trong và ngoài lớp phong phú về hình ảnh, đa dạng về chất liệu, kết hợp chữ song ngữ ở góc Tiếng Việt. Đặc biệt, tại các góc học tập, vui chơi ở các góc chơi này, các cô sử dụng hoàn toàn bằng nguyên vật liệu địa phương để trẻ tạo ra các sản phẩm đặc trưng mang bản sắc văn hóa địa phương, giúp trẻ tăng cường tiếng Việt và tăng thêm lòng tự hào về nét văn hóa bản sắc của người dân tộc mình.

Giải pháp để tăng cường Tiếng việt cho trẻ DTTS có hiệu quả, đó chính là đưa song ngữ vào các hoạt động đối với trẻ nhà trẻ. Nhằm thực hiện vấn đề này, trường đẫ bố trí cho các nhóm lớp 2 giáo viên.Một giáo viên người bản địa và một  người kinh để có sự hỗ trợ khi cần thiết phải dùng song ngữ cho trẻ hiểu. Bên cạnh việc dạy trẻ phát âm chuẩn Tiếng Việt, giáo viên còn phải tìm hiểu thêm cách phát âm bằng tiếng dân tộc để giúp các em học sinh dễ hiểu, hiểu nhanh và từ đó nói tiếng Việt sẽ nhanh hơn, rõ hơn, chính xác hơn. Mặt khác, chính các em người DTTS lại giúp cô giáo biết thêm tiếng của đồng bào dân tộc, nhiều từ ngữ, đồ dùng mà cô chưa biết bằng tiếng dân tộc thì lại nhờ các con hỗ trợ đọc cho cô, từ đó cô có thêm vốn từ tiếng dân tộc.Từ đó cô hiểu trẻ nói gì và hỗ trợ tích cực trong quá trình giúp các con thành thạo nói tiếng Việt.

Trong quá trình thực hiện đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ DTTS”, Trường cũng gặp khó khăn, đó là một số phụ huynh người DTTS đời sống đang gặp khó khăn, trẻ ở các lớp tại điểm lẽ hay sử dụng tiếng mẹ đẻ nhiều, phụ huynh cũng thường giao tiếp với nhau bằng tiếng mẹ đẻ, ảnh hưởng ít đến quá trình phát triển ngôn ngữ tiếng Việt. Phụ huynh còn ngại giao tiếp, ngại nói tiếng Việt, lại sợ con em mất tiếng gốc bản địa, nên không cho con học tiếng Việt sớm. Những yếu tố đó gây khó khăn trong quá trình thực hiện đề án tăng cường tiếng Việt Để khắc phục các khó khăn nêu trên, Ban giám hiệu nhà trường đã tập trung đẩy mạnh tuyên truyền cho phụ huynh thông qua các buổi tuyên truyền dinh dưỡng và tuyên truyền tăng cường tiếng Việt cho trẻ.

Từ đó, phụ huynh thấy được những hoạt động vui chơi, hát múa rất hay và bổ ích và đã bớt dần tâm lý e ngại cho con học tiếng Việt từ nhỏ. Đặc biệt, Ban Giám hiệu nhà trường và giáo viên đã trực tiếp xuống tận nhà các em học sinh người DTTS để thăm hỏi, vận động phụ huynh cùng phối hợp với cô giáo giao tiếp với trẻ bằng tiếng Việt những lúc trẻ ở nhà giúp trẻ tăng vốn từ tiếng Việt để trẻ tiếp thu bài tốt hơn.

Mặt khác, với các em có hoàn cảnh khó khăn, giáo viên của trường cùng đóng góp thêm, huy động thêm nguồn xã hội hóa từ các tổ chức từ thiện  hỗ trợ. Nhờ đó phụ huynh giảm bớt khó khăn trong phần đóng góp cho trẻ được ăn bán trú tại trường. Phụ huynh nhận thấy rõ việc cho con đến trường được các cô chăm sóc ân cần của các cô giáo, trẻ được ăn, ngủ, vui chơi, học hành. Nhờ vậy mà trường mầm non Vĩnh Trường được phụ huynh tin tưởng đưa con đến trường  và tỷ lệ huy động trẻ đến trường  đối với mẫu giáo 100% trẻ ra trường, 75 % trẻ  nhà trẻ đến trường. Với những nỗ lực trên của đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên trong toàn trường đã đạt kết quả cao  theo từng  năm học và từng độ tuổi độ tuổi:

+ 100% trẻ từ 24-36 tháng biết sử dụng tiếng Việt;

+ 100% trẻ từ 3 - 5 tuổi sử dụng tốt tiếng Việt.

+ 100% trẻ 5 tuổi thành thạo tiếng Việt chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ trước khi  vào lớp 1.

Đây cũng là một việc làm thiết thực, là sự cố gắng của đội ngũ cán bộ giáo viên Mầm non Vĩnh Trường, góp phần không nhỏ vào quá trình thực hiện có hiệu quả Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh dân tộc thiểu số giai đoạn 1996-2020, định hướng đên 2025” mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt./.

Tin và ảnh do Phòng GD&ĐT Gio Linh cung cấp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Lượt truy cập hiện tại : 13
Hôm nay : 397
Tháng 03 : 110.268
Tháng trước : 94.579
Năm 2022 : 616.372