Chi tiết bài viết - Sở giáo dục và đào tạo
TUẦN LỄ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI NĂM 2019
ngày hội đọc sách
Hội nghị Cán bộ viên chức năm học 2021-2022
Hình ảnh hoạt động 20/11/2020
Hội nghị xây dựng kế hoạch năm học 2020-2021
TUẦN LỄ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI NĂM 2019
ngày hội đọc sách
Hội nghị Cán bộ viên chức năm học 2021-2022
Hình ảnh hoạt động 20/11/2020
Hội nghị xây dựng kế hoạch năm học 2020-2021
GD&TĐ - Ngày 24 -25/9, hội thảo “Thay đổi vì một trường học hạnh phúc” được tổ chức với sự tham gia của 400 hiệu trưởng đến từ 50 tỉnh thành cả nước.
Hội thảo do VTV7 khởi xướng thực hiện với chủ đề năm nay là “Chọn yêu thương - Chọn hạnh phúc”.
Lần đầu tiên tại Việt Nam, hội thảo có sự phối hợp điều phối nội dung từ hai chuyên gia tâm lý giáo dục và tạo dựng hạnh phúc nổi tiếng thế giới.
Đó là Giáo sư Peck Cho - Đại học Korea (Hàn Quốc), Cố vấn giáo dục của chính phủ Hàn Quốc, gương mặt cố vấn quen thuộc trong các serie chương trình về thay đổi của VTV7; Giáo sư Hà Vĩnh Thọ, người sáng lập Học viện Eurasia vì Hạnh Phúc và An Lạc, nguyên Giám đốc chương trình của Trung tâm Tổng hạnh phúc quốc gia ở Bhutan.
Giáo sư Hà Vĩnh Thọ chia sẻ tại hội thảo
Giáo viên cần thiết kế "trải nghiệm giáo dục"
Từng có thời gian làm việc với các nhà quản lý giáo dục và giáo viên Việt Nam, Giáo sư Peck Cho cho rằng, việc thiết kế khung chương trình là chưa đủ. Giáo viên cần thiết kế “trải nghiệm giáo dục".
Khung chương trình được thiết kế tập trung vào nội dung dạy học; nhưng trải nghiệm giáo dục là cách dạy học để học sinh được chủ động tham gia, được tạo động lực và được sáng tạo.
“Thiết kế khung chương trình bản chất giống như một hoạt động tác động vào nhận thức, còn trải nghiệm giáo dục thì sẽ tác động vào cảm xúc” - Giáo sư Peck Cho cho hay.
Còn theo GS Hà Vĩnh Thọ, hành trình xây dựng hạnh phúc của người giáo viên trong giảng dạy không dễ dàng, thậm chí có rất nhiều rào cản xung quanh. Nên chú ý để không nhầm lẫn hạnh phúc với thú vui hời hợt và ngăn cản sự theo đuổi ích kỷ của sự ham mê vị kỷ cá nhân. Điều quan trọng phải hiểu rằng: Hạnh phúc của chính họ đi liền với hạnh phúc của người khác, của xã hội và của lợi ích chung. Do đó, trường học hạnh phúc nên chú trọng nhiều đến các giá trị đạo đức.
Ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo, và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) phát biểu tại hội thảo
Vai trò của hiệu trưởng
Ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo, và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của người hiệu trường trong tạo dựng trường học hạnh phúc.
Cả nước hiện có gần 30.000 hiệu trưởng trường phổ thông. Khi hiệu trưởng hạnh phúc sẽ tạo ra môi trường tốt cho hơn 800.000 giáo viên phổ thông. Giáo viên sẽ tạo hạnh phúc cho trên 16 triệu học sinh. Học sinh hạnh phúc sẽ lan tỏa tới phụ huynh. Cứ như thế điều tốt, điều thiện sẽ tăng lên và lan tỏa trong xã hội.
Chia sẻ quan điểm của trường học hạnh phúc, thầy Ngô Phi Công, hiệu trưởng Trường THPT Bắc Trà My (Quảng Nam) nhấn mạnh đến một môi trường không có bạo lực học đường; không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo; không có những hành xử xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể nhà giáo và học sinh.
Trường học hạnh phúc phải là nơi mà thầy cô và học sinh vui sống trong sẻ chia, cảm thông và yêu thương nhau. Đồng thời, nơi đó cũng là mái nhà chung mà mỗi ngày giáo viên, học sinh đến trường là một niềm hạnh phúc. Thầy cô không chỉ dạy kiến thức văn hóa, mà còn dạy cho học sinh về đạo đức làm người, có lối sống lành mạnh, tích cực, biết quan tâm chia sẻ và giúp đỡ mọi người…
Tại hội thảo, các hiệu trưởng đã cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, tìm kiếm cách thức và giải pháp để giảm bớt áp lực trong nhà trường; hỗ trợ giải quyết vấn đề bạo lực học đường, hướng tới xây dựng môi trường học tập an toàn, yêu thương, tôn trọng.
Tác giả bài viết: Nguồn: https://giaoducthoidai.vn/hieu-truong-thay-doi-vi-truong-hoc-hanh-phuc-post609289.html
Địa chỉ: 136 Quốc Lộ 9, TP Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị
Điện thoại: 0233.3852352
Email: sogddt@quangtri.gov.vn